Kinh nghiệm kinh doanh Sơn nước

Để đáp ứng và phục vụ cho nhu cầu mạnh mẽ cho những công trình kiến trúc nhà ở và xây dựng khác cho thị trường ngành xây dựng và bất động sản, thị trường ngành sơn nước đang chiếm ưu thế phát triển vượt trội và mang lại lợi nhuận cao cho các cá nhân tổ chức kinh doanh sơn ở thời điểm này. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được thực hư lợi nhuận khủng từ kinh doanh sơn nước đang rầm rộ hiện nay.

1. Kinh doanh sơn nước có lãi không?

Kinh doanh sơn nước có lãi, thậm chí bạn có thể xây dựng cơ ngơi và làm giàu từ việc kinh doanh sơn nếu như bạn biết nắm bắt tốt thời điểm thị trường hiện nay. Để đạt được lợi nhuận khủng, bên cạnh việc nắm bắt thời điểm tốt, bạn cần có đầu óc kinh doanh, quản lý, có kiến thức và am hiểu về thị trường sơn.

Có thể nói, kinh doanh sơn nước ngoài việc tạo ra nguồn lợi nhuận rủng rỉnh, bạn còn nhận được vô số kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm kinh doanh hữu ích.

2. Kinh doanh sơn nước có gặp rủi ro không?

2.1 Rủi ro do thị trường, thị hiếu của con người

Rủi ro trong kinh doanh là điều vô cùng bình thường và hầu hết tất cả những ngành hàng, lĩnh vực nào cũng sẽ gặp một số những vấn đề, rủi ro trong kinh doanh khi mới mắt đầu, về lâu dài, những rủi ro đôi khi xảy ra cũng là những vấn đề không thể lường trước được.

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, việc rủi ro trong kinh doanh sơn nước là ít hơn so với những ngành hàng khác bởi nhu cầu xây dựng ngày càng tăng và dự đoán sẽ tăng và không có dấu hiệu dừng lại trong những năm sắp tới do nhu cầu thị hiếu, đời sống con người tăng cao. Bên cạnh đó, sơn nước là một phần không thể thiếu của một công trình nhà ở, đóng vai trò là lớp áo giúp bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Không những thế, sơn nước cũng ngày càng ứng dụng phổ biến vào nhiều công trình khác như trang trí, tu sửa…Những ngôi nhà mới cần sơn nước để tăng tính thẩm mỹ, hoàn thiện ngôi nhà còn đối với những ngôi nhà cũ đã sơn sửa trước đó cũng cần cải tạo, sơn sửa lại sau một thời gian dài sử dụng nhằm bắt kịp xu thế thẩm mỹ và nâng cấp theo nhu cầu sử dụng của con người.

2.2 Rủi ro do môi trường cạnh tranh

Việc cạnh tranh giữa các đối thủ là vấn đề dễ thấy ở bất cứ đâu. Trong một môi trường kinh doanh, yếu tố đối thủ giúp cho các cá nhân tổ chức đòi hỏi việc bắt buộc phải  không ngừng cải tiến, phát triển về cả sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng và cạnh tranh kinh doanh thu lợi nhuận.

Những rủi ro trong kinh doanh giúp cho cá nhân tổ chức kinh doanh sơn đúc rút ra được những bài học kinh doanh, kinh nghiệm bổ ích, tạo tiền đề phát triển cho mô hình kinh doanh hiện tại và những lĩnh vực kinh doanh khác sau này.

3. Kinh nghiệm tạo ra lợi nhuận khi kinh doanh sơn nước

3.1 Chọn thương hiệu sơn phân phối

Trong kinh doanh sơn nước, để thu về lợi nhuận cao, việc chọn cho mình  những thương hiệu sơn uy tín, chất lượng giúp bạn cạnh tranh tốt trên thị trường đồng thời nhận được những chính sách đãi ngộ, hỗ trợ tốt thừ thương hiệu sơn.
Những tiêu chí chọn thương hiệu sơn để mở đại lý phân phối:

  • Thương hiệu uy tín, chính hãng, có phản hồi tốt từ thị trường trước đó.
  • Chất lượng sơn tốt và đa dạng màu sắc lẫn chủng loại.
  • Mức chiết khấu hợp lý.
  • Chính sách hỗ trợ, công nợ rõ ràng.
  • Phân phối hợp pháp.

3.2 Lựa chọn loại hình phân phối sơn

Kinh doanh sơn nước hiệu quả, lợi nhuận cao, yếu tố quy mô và loại hình phân phối của đại lý hoặc cửa hàng cũng khá quan trọng. Nhiều người khi bắt đầu kinh doanh sơn sẽ mông lung, không biết lên mở đại lý sơn cấp 1 hay đại lý sơn cấp 2 để kinh doanh sơn nước.

Đối với đại lý sơn cấp 1:

  • Ưu điểm: Nhận được chính sách hỗ trợ và hậu mãi tốt nhất đến từ thương hiệu sơn, chiết khấu và thưởng  doanh thu cao do không nhập hàng thông qua trung gian, những chính sách khác như hỗ trợ khai trương, đào tạo kiến thưc kinh nghiệm kinh doanh từ thương hiệu sơn…
  • Nhược điểm: Chịu áp lực về doanh thu từ phía thương hiệu sơn, lợi nhuận ăn theo doanh thu bán ra.

Đối với đại lý sơn cấp 2:

  • Ưu điểm: Không chịu áp lực doanh thu từ phía hãng sơn do nhập hàng qua trung gia từ đại lý sơn cấp 1, nếu số lượng sản phẩm bán ra nhiều thậm chí doanh thu còn có thể cao hơn đại lý cấp 1.
  • Nhược điểm: Mức chiết khấu thấp hơn đại lý cấp 1, những chính sách hỗ trợ từ phía thương hiệu cũng ít hơn.

3.3 Lên kế hoạch kinh doanh giúp mang lại lợi nhuận cao

Việc lên kế hoạch kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào là điều rất cần thiết, giúp cho việc kinh doanh của bạn thuận lợi, suôn sẻ hơn nhiều.
Bạn cần có kế hoạch mở đại lý sơn, lựa chọn loại hình phân phối sơn cho đại lý của mình sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng quản lý, vận hành của bản thân. Chuẩn bị, sử dụng và quay vòng vốn một cách hợp lý, an toàn, tiết kiệm. Có những chính sách và hỗ trợ riêng, quy định đối với từng khách hàng. Tuyển dụng, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh một cách bài bản, kỹ lưỡng sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động kinh doanh sơn nước của bạn

4. Những lưu ý khi kinh doanh sơn nước đem lại lợi nhuận cao

  • Xác định số vốn cần đầu tư cho hoạt động kinh doanh
  • Xác định phân khúc khách hàng nhắm tới
  • Nghiên cứu đối thủ, thị trường và khách hàng
  • Xác định địa điểm, môi trường kinh doanh
  • Lên kế hoạch kinh doanh cụ thể, tối ưu
  • Tránh xa những sơn giả, sơn nhái ảnh hưởng đến thương hiệu của hàng.

Kinh doanh sơn nước sẽ đem lại cho bạn lợi nhuận khủng về tiền bạc cũng như những kinh nghiệm, kiến thức hữu ích. Nếu bạn băn khoăn và đang có ý định kinh doanh mặt hàng gì đó, hãy tận dụng thời cơ, nắm bắt và kinh doanh sơn ngay tại thời điểm này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *